Tập thể lớp 12a2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tập thể lớp 12a2

Diễn đàn lớp học
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 "Soi" vào Mặt trời

Go down 
Tác giảThông điệp
MyDuong
Admin
MyDuong


Tổng số bài gửi : 267
Join date : 03/09/2010
Age : 30
Đến từ : TP.Hồ Chí MInh

"Soi" vào Mặt trời Empty
Bài gửiTiêu đề: "Soi" vào Mặt trời   "Soi" vào Mặt trời I_icon_minitimeTue Nov 02, 2010 3:50 pm

Bạn sẽ được nhìn thấy mặt trời một cách cực chi tiết và kinh ngạc vì năng lượng ẩn chứa trong nó!

Ngày 20/10/2010, một nhà nghiên cứu thiên văn học nghiệp dư đã chụp được những hình ảnh chi tiết của Mặt Trời.

Sử dụng chiếc kính viễn vọng của mình, Friedman đã chụp được những bức ảnh rất chi tiết về tâm điểm của hệ Mặt Trời bằng cách sử dụng bộ lọc để chụp luồng ánh sáng Hα (H-alpha), thứ mà tạp chí Discover đã định nghĩa là “ánh sáng của Hidro”.

Những bức ảnh bên dưới trông giống như một biển những xoáy lửa, nhưng những gì nó cho thấy chính là ánh sáng thực tế từ “quyển sắc”, một lớp mỏng nằm giữa “quầng sáng” và lớp hào quang, lớp nằm ngoài cùng của Mặt Trời.

"Soi" vào Mặt trời 011110mattroi01

Tạp chí Discover giải thích: “Bằng việc đặt một bộ lọc trước kính thiên văn, bạn có thể chặn phần lớn ánh sáng tới từ lớp “quyển sắc” của Mặt Trời, nhưng lại để cho ánh sáng từ lớp “quầng sáng” đi qua. Đó là những gì Alan Friedman đã làm – ông sử dụng một bộ lọc cho phép một phạm vị rất hẹp màu sắc tập trung vào tia Hα – để có những bức ảnh tuyệt đẹp này. Cộng với khá nhiều quy trình xử lý ảnh, nhưng tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy ở đây là có thật, và đang xảy ra trên Mặt Trời một cách chân thực nhất!”

"Soi" vào Mặt trời 011110mattoi02
Những quầng lửa nhô lên trên bề mặt của Mặt Trời.

"Soi" vào Mặt trời 011110mattroi03
Những điểm đen của Mặt Trời.

Vào năm1610, nghĩa là chẳng bao lâu sau ngày chế ra được kính thiên văn, nhà bác học Galileo là người đầu tiên nhìn thấy những đốm đen trên mặt trời.

Qua kính thiên văn những điểm đen trên mặt trời nom như bóng của các lỗ sâu trên cái đĩa mặt trời màu trắng. Người ta có thể nhìn thấy những điểm đen trên mặt trời vào bất cứ ngày nào lúc trời sáng.

"Soi" vào Mặt trời 412
Chiếc kính viễn vọng mà Alan Friedman đã sử dụng.
Về Đầu Trang Go down
https://lop-12a2.forumvi.com
 
"Soi" vào Mặt trời
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sao Thiên Vương – Vị vua của bầu trời

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tập thể lớp 12a2 :: Góc Học Tập :: Kiến thức khoa học-
Chuyển đến